Top 4 chấn thương thường thấy khi chơi bóng bàn

Top 4 chấn thương thường thấy khi chơi bóng bàn – Chấn thương là điều không thể tránh khỏi trong hầu hết các môn thể thao vận động đến chân tay.

Nó tiềm ẩn và luôn có thể đến với bất kỳ ai khi tham gia thi đấu. Tuy nhiên nếu biết những chấn thương có thể xảy ra, biết cách sơ cứu, ứng biến kịp thời sẽ đảm bảo quá  trình thi đấu diễn ra tốt. Dưới đây là những thông tin về 4 loại chấn thương thường hay xảy ra khi chơi môn bóng bàn. 

Xem thêm: Tiêu chuẩn quan trọng trước khi đá bóng của các cầu thủ

Top 4 chấn thương thường thấy khi chơi bóng bàn
Top 4 chấn thương thường thấy khi chơi bóng bàn

CĂNG CƠ QUÁ MỨC 

Tình trạng đang thi đấu thì bị căng cơ, không còn sức lực để vận động chính là chấn thương nguy hiểm nhất của các vận động viên. Khi bị căng cơ, họ hoàn toàn bị mỏi, mất sức di chuyển, nặng hơn thì tay chân mất cảm giác, không thể cầm nắm công cụ thi đấu. Đây là chấn thương phổ biến khi thi đấu với các môn thể thao cần vận động.

Nguyên nhân là do chuyển động đột ngột theo nhiều hướng khác nhau, cơ bắp của bạn sẽ bị kéo căng giãn quá mức. Cơ bắp sẽ bị mỏi nhừ không muốn chuyển động nữa. Nếu thi đấu bóng bàn thường sẽ bị căng cơ ở các vùng vai, cổ, lưng, cánh tay, bàn tay và gân kheo. Tình trạng sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian đầu cho đến khi làm quen với các chuyển động khác nhau. Một phần nguyên nhân nữa là do trước khi thi đấu 15 phút bạn không khởi động trước. Rất nhiều vận động viên chủ quan không làm giãn cơ trước nên nếu thi đấu luôn sẽ rất dễ bị mỏi cơ lúc đầu. 

Mỏi cơ sớm có thể làm giảm sức lực và độ tập trung của bạn khi thi đấu. Luôn khởi động trước khi thi để hạn chế tình trạng cứng cơ. Nếu căng cơ quá nặng thì từ những lời khuyên của các chuyên gia y tế, bạn nên chườm đá, dùng thuốc chống viêm để sơ cứu trước. Tình trạng bệnh nặng nên đi bác sĩ khám. 

CHẤN THƯƠNG BẮP CHÂN

Top 4 chấn thương thường thấy khi chơi bóng bàn
Top 4 chấn thương thường thấy khi chơi bóng bàn

Khi thi đấu bóng bàn, hầu hết các vận động viên phải hoạt động chân và tay liên tục do phải di chuyển rất nhanh. Vận động đột ngột từ chân chính là nguyên nhân dẫn đến những chấn thương đáng tiếc. Tình trạng rách cơ bắp chân do chuyển động quá nhanh. Căng tức ở bắp chân đồng nghĩa với việc các cơ ở vùng này đang bị căng. Nguyên nhân chấn thương bắp chân trong thể thao là do mệt mỏi, vận động nhiều, đứng liên tục trong thời gian dài,…

Hãy nghỉ ngơi đầy đủ trước khi thi đấu bóng bàn. Nếu căng cơ bắp chân trong quá trình chơi vui, luyện tập, hãy nghỉ ngơi mà không nên cố vì nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến cơ của bạn. Nếu cơ bắp của bạn được nghỉ ngơi và thư giãn trước khi chơi, nguy cơ chấn thương sẽ ít hơn.

CHẤN THƯƠNG ĐẦU GỐI KHI CHƠI BÓNG BÀN

Top 4 chấn thương thường thấy khi chơi bóng bàn
Top 4 chấn thương thường thấy khi chơi bóng bàn

Chơi bóng bàn hoạt động tay thì làm sao mà bị thương đầu gối được? Nghe thì có vẻ vô lý nhưng không, trên thực tế, môn bóng bàn lúc nào chân người chơi cũng phải hơi khụy xuống để cân bằng khi di chuyển nhanh. Lúc nào cũng phải chuyển động lên xuống, sang trái sang phải khiến cho đầu gối phải vận động liên tục. Chệch khớp đầu gối luôn luôn rình rập người chơi bóng bàn. Nặng hơn thì có thể bị trẹo đầu gối, dẫn đến đứt dây chằng và gân, gãy nhẹ đầu gối do lực tác động từ cơ thể quá mạnh khiến các khớp không trụ được trong thời gian chơi, thi đấu. Không những gây chấn thương nặng, đây còn là chấn thương mà nhiều người chơi đã gặp phải. 

Để làm hạn chế chấn thương này, người chơi thường sử dụng dây quấn đầu gối hoặc đeo một chiếc nẹp có lỗ ở giữa để bảo vệ xương bánh chè và giữ cho nó ở đúng vị trí. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật. Bạn cũng có thể cần vật lý trị liệu để điều trị lâu dài loại chấn thương này. 

CHẤN THƯƠNG VAI

Tay cầm vợt để đánh bóng, chấn thương vai cực kỳ dễ xảy ra. Một số chấn thương vai như đau cơ, trật khớp vai, rách gân và dây chằng, trật khớp vai. Sự tác động từ bóng, tay, chuyển động không ngừng nghỉ khiến vai bạn mệt mỏi, chấn thương là điều dễ hiểu. Nếu bị chấn thương vai, hãy hạn chế vận động vùng này. Giữ đúng tư thế khi chơi và luôn phải cân bằng trọng lượng từ đầu xuống chân. 

Xem thêm: Thảm cỏ nhân tạo sân Golf DAC-G03

Nói tóm lại, dù trong bất kì môn thể thao vận động nào bạn cũng hết sức để tâm đến những chấn thương có thể xảy ra. Vừa để ứng biến trước cho mình, vừa hỗ trợ đồng đội,…