Quy trình 5 bước thi công sơn sân bóng rổ

Quy trình 5 bước thi công sơn sân bóng rổ – Trang thiết bị phục vụ cho các môn thể thao đều ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến quá trình chơi, thi đấu.

Đối với bóng rổ, việc tiếp xúc với mặt sân là việc luôn diễn ra. Sự tác động của mặt sân bóng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chơi do độ nảy của sàn. Để có một mặt sân bóng rổ chuẩn quốc tế, việc thi công cần những người thợ giỏi. Mặc dù quy trình thi công mặt sân không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Vì vậy hãy theo dõi hết quy trình chúng tôi cung cấp dưới đây.

Xem thêm: Top 5 sân bóng rổ chất lượng ổn định tại Hà Nội

Quy trình 5 bước thi công sơn sân bóng rổ
Quy trình 5 bước thi công sơn sân bóng rổ

5 BƯỚC CƠ BẢN KHI THI CÔNG SÂN BÓNG RỔ

BƯỚC 1: MÀI NỆN SÂN BÓNG RỔ

Trước khi thi công mặt sân bóng rổ thì mặt sân phải phẳng, sạch sẽ, không được có bất kỳ vết lồi lõm hay bụi bẩn nào. Tiêu chí phẳng, nhẵn của mặt sân bóng rổ quan trọng hơn hết vì các vận động viên sẽ tác động toàn bộ mặt chân lên mặt sân. Vì thế mặt sân không phẳng dễ gây ra chấn thương cho họ. Mặt sân phải chắc thì độ nảy bóng mới tốt. Chính vì vậy, mài nền bê tông bằng máy mài 3 pha sẽ đạt hiệu quả tốt, mục đích chính là tạo được độ nhám giúp cho hệ thống sơn sàn bám tốt hơn. 

Với công nghệ máy mài 3 pha, kèm theo chức năng loại bỏ những mảng bám bẩn cứng đầu, các tạp chất lẫn trong bê tông, những vị trí bê tông yếu cần được xử lý, trám trét những vị trí bị hư hỏng bằng vữa xi măng chuyên dụng. Thiết bị thi công hiện đại hơn giúp quá trình thi công không còn khó khăn như trước.

BƯỚC 2: SƠN LÓT CHO SÂN BÓNG RỔ

Sau bước trải phẳng mặt sân sẽ tiến hành thi công 1 lớp sơn lót đầu tiên để làm lớp trung gian liên kết giữa nền bê tông và lớp sơn, lớp vữa kế tiếp. Yêu cầu của lớp sơn này là phủ đều toàn bộ bề mặt sân và sơn dày hơn với những khu vực co ngót và có độ hút cao. Lớp sơn lóp dày vừa đủ để thực hiện các công đoạn tiếp theo. 

BƯỚC 3: TẠO ĐỘ PHẲNG CHO BỀ MẶT NỀN

Sau lớp sơn lót thì mặt sân có thể bị mất độ nhẵn. Nhiều sân thể thao sẽ có những bề mặt gợn sóng trong khoảng 3mm. Việc này đã ảnh hưởng đến tuổi thọ của sân do bị gây đọng nước quá lâu, tạo rêu mốc. Mỗi lần thi công hay sửa chữa, vệ sinh lại vừa tốn chi phí, vừa ảnh hưởng đến thời gian luyện tập, thi đấu của các cầu thủ. Vì vậy cần phải tạo mặt phẳng tương đối cho bề mặt nền bê tông bằng vữa epoxy. Sau khi lớp vữa đã khô cứng thì tiến hành xả nhám bề mặt để tạo độ bám cho lớp sơn phủ.

BƯỚC 4: SƠN PHỦ CHO SÂN BÓNG

Quy trình 5 bước thi công sơn sân bóng rổ
Quy trình 5 bước thi công sơn sân bóng rổ

Qua tất cả các bước ở trên hoàn thiện sẽ là thi công sơn lớp phủ cho sân bóng rổ bằng rulo lăn (hoặc súng phun) với 2 lớp sơn thứ tự. Đảm bảo quá trình sơn được tuân thủ theo đúng kỹ thuật từ nhà sản xuất (định mức, cách pha sơn, kỹ thuật lăn rulo, thời gian khô, màu sắc,…). Để sơn khô sau một đến hai ngày là có thể sử dụng. 

BƯỚC 5: KẺ ĐƯỜNG LINE TRẮNG

Bước cuối cùng để có một mặt sân quy chuẩn, đem vào thi đấu quốc tế là kẻ line. Với những thông số đã được quy định từ trước, các bước kẻ line cần độ chính xác 100% vì khó sửa được do sơn trắng đã bám dính hoàn toàn trên mặt sơn phủ. Vì vậy hãy đảm bảo đúng tiêu chuẩn về kích thước và độ chính xác cũng như tính thẩm mỹ trên mặt sân bóng rổ. 

Xem thêm: Cỏ nhân tạo sân bóng DAC-K12