Danh Mục
4 chấn thương hay gặp nhất khi chơi môn bóng bàn. Với bất kỳ môn thể thao nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ bị chấn thương, với bộ môn bóng bàn cũng không ngoại lệ.
Bóng bàn dù không phải là bộ môn thể thao nguy hiểm nhưng nguy cơ tiểm ẩn dẫn tới chấn thương thì không phải không có, nhất là với những bạn mới tập chơi bóng bàn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ cho bạn những chấn thương hay gặp nhất cũng như các phương pháp điều trị hữu hiệu nhất, ngoài ra chúng tôi còn đưa ra các cách phòng tránh chấn thương này.
1. Căng cơ quá mức khi chơi bộ môn bóng bàn
Với bất kỳ bộ môn thể thao vận động nào, việc căng cơ quá mức là một trong những chấn thương vô cùng phổ biến mà bạn có thể gặp phải. Nguyên nhân dẫn tới chấn thương này là do bạn chuyển động đột ngột theo nhiều hướng khác nhau, cơ bắp của bạn bị kéo căng quá mức.
Ngoài ra với những người mới thì cơ bắp của bạn sẽ vô cùng mệt mỏi trong giai đoạn đầu tiên khi bạn làm quen với các chuyển động của cơ thể khi chơi bóng bàn. Bạn có thể bị thương ở rất nhiều nơi, ở những vùng cơ khác nhau bao gồm cổ, cánh tay, vai, lưng, bàn tay và gân kheo.
Để hạn chế việc gặp phải những chấn thương do căng cơ, bạn không nên chơi quá nhiều trong thời gian đầu khi mới vận động lần đầu tiên hoặc sau một thời gian dài, hãy để cho cơ thể khi đã quen với các chuyển động khác nhau. Ngoài ra bạn cũng nên khởi động tối thiểu phải 10 phút trước khi tham gia các trận thi đấu bóng bàn.
Khởi động ban đầu sẽ giúp bạn loại bỏ được tình trạng cứng cơ không những thế khởi động còn giúp bạn thư giãn để cơ không bị căng khi chơi. Hơn thế việc khởi động cũng giúp cho việc cải thiện máu lưu thông và làm ấm cơ thể để bạn vận động tốt hơn.
Để điều trị tình trạng căng cơ này, các chuyên gia y tế khuyên bạn hãy nên luân phiên chườm đá và chườm nóng, dùng thuốc chống viêm như ibuprofen. Nếu nghiêm trọng quá hãy đến gặp bác sĩ.
2. Chấn thương bắp chân khi chơi bóng bàn
Bắp chân là nơi cực kỳ dễ bị căng cơ, thậm chí là rách cơ bắp khi chơi bóng bàn hoặc các môn thể thao cần tới sự chuyển động nhanh. Khi bạn cảm thấy căng tức ở bắp chân thì đồng nghĩa với việc là các cơ ở vùng này đang bị căng cứng. Những lúc như vậy bạn nên nghỉ ngơi để cơ ko bị căng quá mức.
Nguyên nhân của việc chấn thương cơ bắp chân trong khi chơi thể thao chủ yếu là do mệt mỏi. Bạn càng vận động nhiều, bạn càng có nhiều khả năng bị căng cơ ở bắp chân. Đứng liên tục trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến những chấn thương này.
Cách để tránh những chấn thương căng cơ bắp chân đó là nghỉ ngơi. Trong hầu hết các trường hợp thì đây có thể là tất cả những gì bạn cần.
Khi bạn cảm thấy căng cơ bắp chân khi chơi bóng bàn, hãy đảm bảo rằng bạn đã để những cơ đó được nghỉ ngơi trong một hoặc hai ngày trước khi bắt đầu chơi tiếp. nếu cơ bắp chân của bạn được nghỉ ngơi và thư giãn trước khi chơi bóng bàn thì nguy cơ bị chấn thương sẽ ít hơn rất nhiều.
Điều trị tình trạng chấn thương cơ bắp chân tương đối dễ dàng, bạn chỉ cần cho cơ bắp nghỉ ngơi là đủ. Trong những trường hợp bạn bị đau quá mức và cơn đau này kéo dài trong vài ngày thì hãy đi hỏi ý kiến bác sĩ. Các chuyên gia có thể chỉ định cho bạn thực hiện những phương pháp vật lý trị liệu để giúp cơ lành lại.
3. Chấn thương đầu gối khi bạn chơi môn bóng bàn
Có rất nhiều người nghĩ rằng mình không bao giờ bị chấn thương đầu gối khi chơi bóng bàn. Nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Khi chơi bóng bàn, bạn phải di chuyển liên tục và rất nhanh từ trái sang phải nên dẫ tới đầu gối rất dễ bị chấn thương.
Nguy hiểm hơn nữa bạn có thể bị trẹo đầu gối dẫn tới đứt dây chằng và gân. Nhiều trường hợp nghiệm trọng hơn còn dẫn tới tình trạng gãy đầu gối. Dưới đây là một trong những chấn thương đầu gối khi chơi bóng bàn vô cùng nghiêm trọng, đồng thời đây cũng là một trong những chấn thương phổ biến nhất.
Càng dành nhiều thời gian để chơi bóng bàn, bạn càng có nguy cơ bị dính chấn thương đầu gối. Một cách để tránh loại chấn thương này chính là đeo dây hoặc quấn đầu gối khi chơi bóng bàn. Sẽ tốt hơn khi bạn đeo 1 chiếc nẹp có lỗ ở giữa để vừa bảo vệ xương bánh chè vừa giữ cho nó ở đúng vị trí của nó.
Hãy cố gắng giữ cho mình tình trạng thể chất tốt nhất vì đó cũng là một cách để tránh những loại chấn thương này khi chơi bóng bàn. Thể chất càng tốt thì bạn càng ít khả năng bị dính chấn thương đầu gối hoặc các loại chấn thương khớp khác khi chơi bóng bàn hay bất kỳ môn thể thao nào khác.
Khi bạn bị chấn thương đầu gối khi chơi bóng bàn, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn sẽ bị chỉ định để phẫu thuật. Bạn có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để điều trị lâu dài cho loại chấn thương này.
4. Chấn thương vai khi chơi bóng bàn
Chấn thương vai khi chơi bóng bàn là vô cùng phổ biến. Đặc biệt là chấn thương ở vai ở tay cầm vợt.
Một số chấn thương ở vai thường gặp ở bộ môn bóng bàn bao gồm trật khớp vai, đau cơ, rách gân và dây chằng. Nguyên nhân của những chấn thương này là do vai của bạn phải chuyển động liên hôi trong suốt quá trình chơi bóng bàn. Sự chuyển động quá mức này dẫn đến chấn thương nếu bạn không cẩn thận.
Để tránh những chấn thương ở vai tốt nhất chính là không vận động quá sức ở các vùng vai. Đảm bảo rằng vai của bạn được giữ đúng tư thế khi chơi. Giữ vai ở vị trí thích hợp nhất sẽ giúp ngăn ngừa các loại chấn thương này.
Nếu bị chấn thương ở vai, bạn cần đi khám ngay và điều trị một cách sớm nhất. Khi bạn bị đau sau khi chơi kèo dài hơn 24h thì hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay nhé.
Xem thêm: Thảm sân cầu lông Tinsue BLS 500G
Bạn cũng phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để điều trị loại chấn thương này. Với những trường hợp bị chấn thương không nghiệm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn chườm nóng lạnh xen kẽ cũng như cho vùng bị chấn thương nghỉ ngơi.
Chấn thương ở vai dù không có nguy cơ cao, nhưng trong quá trình luyện tập bóng bàn, bạn hoàn toàn có khả năng sẽ gặp phải những loại chấn thương kể trên nhất là với những vận động viên bóng bàn chuyên nghiệp.
Với những người mới chơi bóng bàn thì việc không quen kéo căng và tốc độ di chuyển nhanh, bạn có nhiều khả năng bị ngã hoặc vận động quá sức. Để hạn chế việc này, bạn nên khởi động thật kỹ trước khi chơi để tránh căng cơ và chấn thương.
Những lưu ý để tránh chấn thương khi chơi bóng bàn
Đức An đã đưa ra các chấn thương hay gặp khi chơi bóng bàn. Những gì bạn nên làm là hãy vận động thật kĩ trước khi chơi thể thao nói chung cũng như bộ môn bóng bàn nói riêng. Ngoài ra, để bảo vệ bản thân cũng như các bộ phận khi vận động trong cơ thể một cách tốt nhất, việc sử dụng băng gối, băng tay và các phụ kiện bảo vệ đi kèm khi chơi là một sự lựa chọn thông minh và sáng suốt.
Đức An vẫn luôn cung cấp sẵn những phụ kiện đi kèm để đảm bảo an toàn khi vận động cho người chơi. Chúng ta dùng tiền để mua được thứ quan trọng nhất đó chính là sức khỏe nhưng cũng đừng quên bảo vệ sức khỏe để có thể vận hành được cơ thể một cách tốt nhất nhé!
Xem thêm: Kích thước đạt tiêu chuẩn thi đấu của sân Tennis